News - BA GPS

Xe tải 7 đến 10 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình trước 1/7

10/09/2016

Trước 1/7/2016, phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có tải trọng thiết kế từ 7 đến dưới 10 tấn phải được gắn thiết bị giám sát hành trình.

Thiết bị giám sát hành trình là bắt buộc

Trước 1/7/2016, phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có tải trọng thiết kế từ 7 đến dưới 10 tấn phải được gắn thiết bị giám sát hành trình.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành và Hiệp hội vận tải Việt Nam đề nghị đôn đốc cơ quan liên quan thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với các xe kinh doanh vận tải hàng hóa.

Xe tải từ 7 đến 10 tấn phải lắp thiết bị GSHT trước 1.7Lực lượng chức năng đang tiến hành xử phạt xe quá trọng tải

Trong văn bản số: 1137 /TCĐBVN-VT Hà Nội, do Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Phan Thi Thu Hiền ký, chuyển gửi có nêu rõ: “Để thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải về việc tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định số 86 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, các Sở Giao thông Vận tải sẽ chỉ cấp giấy phép kinh doanh vận tải và cấp phù hiệu cho phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa đáp ứng theo lộ trình”.

Bên cạnh đó, văn bản cũng nêu: “Trước 1/7/2016, phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có tải trọng thiết kế từ 7 đến dưới 10 tấn phải được gắn thiết bị giám sát hành trình. Trước 1/1/2017, phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có tải trọng thiết kế từ 3,5 đến dưới 7 tấn cũng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

Vì vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm thông tin, hướng dẫn tới các đối tượng phải thực hiện điều kiện kinh doanh nêu trên khi vào kiểm tra và đăng kiểm phương tiện. Các trung tâm đăng kiểm niêm yết lộ trình này tại bảng tin để chủ phương tiện biết và chuẩn bị thực hiện”.

Cơ quan chức năng đang tiến hành lập biên bản

 Cơ quan chức năng đang tiến hành lập biên bản đối với xe chở quá tải trọng

Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đề nghị các Sở Giao thông Vận tải tổ chức, bố trí cán bộ tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, trang thiết bị và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đến để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu “xe tải” nhanh chóng, thuận tiện và đúng quy định.Theo đó, Sở Giao thông Vận tải các địa phương thống kê số lượng phương tiện phải thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải theo lộ trình, có tuyên truyền, thông tin tới chủ phương tiện nắm rõ để kịp triển khai nộp hồ sơ tới đơn vị cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định. Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải phải có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương về các nội dung mới của Nghị định 86 mà trong đó, thiết bị giám sát hành trình được nhiều người quan tâm.

Theo Tiến Dũng/ Infonet.vn

New Related