Tin tức - BA GPS

Những điều cần biết về thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe

16/12/2024

Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe (hay còn gọi là camera Nghị định 10) không chỉ là thiết bị bắt buộc lắp đặt theo quy định mà còn là công cụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trong vận tải đối với doanh nghiệp, mang tới lợi ích dài hạn trong quản lý và vận hành.

Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe là gì?

Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe là thiết bị được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin hình ảnh của người lái xe khi tham gia giao thông.

Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe hay còn gọi với tên khác là camera Nghị định 10, xuất phát từ yêu cầu bắt buộc của Nghị định 10/2020, quy định tất cả các phương tiện kinh doanh vận tải phải lắp đặt camera giám sát trên xe để ghi lại hình ảnh và hoạt động của người lái xe trong quá trình di chuyển. Thiết bị này được lắp đặt để ghi nhận hình ảnh rõ nét, liên tục và truyền tải dữ liệu trực tiếp về trung tâm quản lý.

Hiện nay, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao an toàn và tối ưu hóa hoạt động vận tải cho các doanh nghiệp. Thiết bị giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật mới và đồng thời mang lại lợi ích lâu dài trong công tác quản lý, vận hành phương tiện hiệu quả.

Những quy định mới về thiết bị GSHT và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe

Quy định Thông tư 71/2024/BCA về quản lý dữ liệu thiết bị giám sat hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh 

Từ ngày 01/01/2025, Thông tư 71/2024 của Bộ Công An chính thức có hiệu lực quy định về quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Theo đó, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình sẽ được truyền trực tiếp về Cục Cảnh sát giao thông thay vì Cục Đường bộ như trước đây, với tần suất cập nhật liên tục:

• Không quá 2 phút đối với dữ liệu hành trình

• Không quá 5 phút đối với dữ liệu hình ảnh.

Từ dữ liệu này, cơ quan Cảnh sát giao thông có căn cứ quản lý, giám sát và xử phạt nguội các trường hợp vi phạm quy định. Hệ thống dữ liệu bao gồm thông tin định danh, hành trình và hình ảnh người lái xe với thời gian lưu trữ tối thiểu 1 năm đối với dữ liệu hành trình và 3 tháng đối với dữ liệu hình ảnh.

 Từ 01/01/2025 dữ liệu ghi nhận từ thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe được truyền về máy chủ của Cục Cảnh sát giao thông

Cùng với đó, Nghị định 47/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP) đã quy định rõ yêu cầu lắp đặt camera giám sát trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Thiết bị có nhiệm vụ ghi nhận hình ảnh người lái xe trong suốt quá trình hoạt động để đảm bảo tính minh bạch và nâng cao an toàn giao thông. Thông tư 71/2024/TT-BCA đã tiếp tục cụ thể hóa vai trò của camera giám sát với tên gọi "thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe", nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý dữ liệu và giám sát hành trình hiệu quả hơn trong giai đoạn mới.

Quy định Thông tư 73/2024/BCA về khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình để kiểm soát giao thông

Cũng theo quy định mới tại Thông tư 73/2024/TT-BCA, từ ngày 01/01/2025, Cảnh sát giao thông sẽ giám sát tình hình trật tự và an toàn giao thông 24/24 giờ thông qua Hệ thống camera giám sát. Đồng thời, lực lượng chức năng sẽ khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng như dữ liệu thu thập từ các công trình kiểm soát tải trọng phương tiện.

Đặc biệt, lực lượng chức năng sẽ khai thác và sử dụng dữ liệu từ các nguồn như sau:

  • Thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên phương tiện vận tải, ghi lại chi tiết tốc độ, hành trình di chuyển và các thông tin quan trọng khác của xe.
  • Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe nhằm giám sát hình ảnh, trạng thái hoạt động của tài xế trong suốt hành trình di chuyển.

Việc khai thác và sử dụng các nguồn dữ liệu trên sẽ giúp lực lượng Cảnh sát giao thông nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát phương tiện vận tải, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm như sử dụng điện thoại, không thắt dây an toàn, điều khiển xe không đúng tư thế, không tập trung lái xe,... Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện xử phạt nguội, góp phần răn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và hạn chế tình trạng vi phạm, tai nạn trên đường bộ.

Quy định xử phạt phương tiện không lắp đặt thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP và các quy định sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP, việc lắp đặt và sử dụng thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe trên các phương tiện kinh doanh vận tải là bắt buộc. Nếu không tuân thủ đầy đủ quy định, cá nhân và doanh nghiệp có thể bị áp dụng các mức xử phạt cụ thể như sau:

Đối với tài xế lái xe

  • Mức xử phạt: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
  • Lỗi vi phạm: Phương tiện không lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông.

Đối với chủ doanh nghiệp hoặc đơn vị vận tải

Mức xử phạt:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (đối với cá nhân)
  • Từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải)

Lỗi vi phạm:

  • Phương tiện không lắp camera giám sát trên xe theo quy định hoặc có lắp camera giám sát ô tô nhưng không ghi, không lưu trữ được hành ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
  • Không thực hiện việc truyền, lưu trữ dữ liệu từ thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị
  • Không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định

Tài xế điều khiển phương tiện không lắp camera Nghị định 10 sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng (ảnh minh họa)

BA GPS - đơn vị cung cấp giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe uy tín, chất lượng

Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe (hay còn gọi là camera giám sát trên xe) không chỉ là thiết bị bắt buộc lắp đặt theo quy định mà còn là công cụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trong vận tải đối với doanh nghiệp, mang tới lợi ích dài hạn trong quản lý và vận hành.

Với kinh nghiệm gần 20 năm nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị công nghệ phục vụ ngành GTVT, BA GPS là đơn vị dẫn đầu về cung cấp thiết bị giám sát hành trình, thiết bị giám sát hình ảnh người lái xe. Nổi bật với thiết bị giám sát hành trình và hình ảnh BA-SmartCamera đáp ứng quy chuẩn và nhu cầu quản lý. Phiên bản cao cấp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI với khả năng nhận diện có người, giám sát hành vi lái xe (buồn ngủ, không chú ý quan sát, hút thuốc, sử dụng điện thoại).

Bộ thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe BA-SmartCamera

Sản phẩm của BA-SmartCamera được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, độ bền cao. Mắt camera trong thiết bị giám sát hình ảnh người lái được nâng cấp với chế độ ghi hình chuẩn Full HD 1920x1080. Hình ảnh Full Color cho hình ảnh sắc nét trong điều kiện ngược sáng, thiếu sáng, không ánh sáng.

BA GPS là một trong những đơn vị cung cấp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe có nhiều chi nhánh trải dài khắp 3 miền, đáp ứng mọi nhu cầu quy chuẩn nhà nước và phù hợp: Thông tư 71/TT-BCA, Nghị định 10/2022/NĐ-CP, TCVN 13396, QCVN 31:2014/BGTVT, QCVN 117:2018/BTTTT. Bên cạnh đó, chế độ bảo hành và hỗ trợ lắp đặt miễn phí tận xe trên toàn quốc cũng là một trong những lý do mà nhiều cá nhân và tổ chức lựa chọn lắp đặt thiết bị camera nghị định 10 của BA GPS. Để tìm hiểu thêm thông tin về thiết bị này và nhận báo giá ưu đãi nhất, quý khách hãy gọi ngay tới số hotline 19006464 để được hỗ trợ một cách nhiệt tình nhất.

Tag: thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, Thiết bị giám sát hành trình, camera nghị định 10, CAMERA GIÁM SÁT

Tin tức liên quan