MỨC PHẠT VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH VỊ TÀU CÁ: “KHÔNG PHẢI DẠNG VỪA ĐÂU”
23/05/2020
Để xử lý mạnh tay nhằm răn đe các hành vi không chấp hành quy định về lắp định vị tàu cá cũng như vi phạm các quy định về khai thác thủy hải sản, Tổng Cục Thủy sản công bố mức phạt vi phạm hành chính mới từ 300 triệu đồng tới 1 tỷ đồng. Vậy cụ thể mức phạt vi phạm này như thế nào, và lợi ích định vị tàu cá mang lại cho ngư dân là gì? Hãy cùng BA GPS tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Không lắp định vị tàu cá có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng
Vì sao phải lắp định vị tàu cá?
Nhằm phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và gỡ bỏ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban châu Au EC, Luật Thủy sản số 18/2017/QH15; Nghị định 26/2019/NĐ-CP và Nghị định 42/2019/NĐ-CP năm 2019 đã quy định về việc bắt buộc lắp thiết bị định vị tàu cá đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Lắp định vị tàu cá là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chủ tàu
Việc lắp thiết bị định vị tàu cá không chỉ là là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc của chủ tàu mà lợi ích định vị tàu cá mang lại cho ngư dân và cơ quan quản lý là rất lớn. Với việc lắp đặt định vị tàu cá trên mỗi con tàu, ngư dân sẽ có thể tăng hiệu quả kinh doanh thông qua việc theo dõi nhật ký khai thác, theo dõi tình hình ngư trường để chủ động đánh bắt. Bên cạnh đó, định vị tàu cá được tích hợp tính năng nhắn tin giữa ngoài khơi với đất liền, cảnh báo vi phạm vùng biển cấm khai thác, hỗ trợ gửi tín hiệu cứu nạn,... sẽ giúp đảm bảo an toàn cho ngư dân mỗi khi ra khơi.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước như chi cục Thủy sản các địa phương, biên phòng, kiểm ngư thì thiết bị giám sát tàu cá sẽ giúp các cơ quan này quản lý hiệu quả hơn, nắm bắt được hoạt động của đội tàu thuyền trên biển một cách chính xác nhất, làm căn cứ quan trọng để xử lý trong các trường hợp vi phạm an ninh trên biển, đồng thời cứu hộ cứu nạn được kịp thời.
Quy định xử phạt về vi phạm quy định lắp định vị tàu cá như thế nào?
Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản.
Cụ thể, mức phạt vi phạm từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi sau:
- Tàu cá từ 15 mét đến dưới 24 mét không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
- Tàu cá từ 15 mét đến dưới 24 mét không trang bị định vị tàu cá theo quy định.
Tàu cá vi phạm quy định về định vị tàu cá có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng
Mức phạt vi phạm từ 500 triệu đồng đến 700 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm:
- Tàu cá từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
- Không ghi nhật ký khai thác, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu từ 24 mét trở lên tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
Đặc biệt, mức phạt vi phạm từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với các hành vi:
- Tàu cá từ 24 mét trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
- Khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn;
- Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam trái phép.
Bên cạnh đó, các tàu cá vi phạm còn bị áp dụng mức phạt vi phạm bổ sung như: Tịch thu thủy sản, tịch thu tàu cá, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng,...
Đơn vị nào cung cấp và lắp đặt định vị tàu cá?
BA GPS là đơn vị tư nhân đầu tiên sản xuất và tích hợp trọn vẹn hệ thống bị định vị tàu cá trên thị trường. Hệ thống định vị tàu cá BA-SAT-01 của BA GPS đã được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trao tặng danh hiệu Sao Khuê 2020 - Một danh hiệu cao quý trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam.