Tin tức - BA GPS

ĐĂNG KIỂM XE, LÀM PHÙ HIỆU Ô TÔ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT ĐIỀU NÀY

22/05/2020

Trước khi mang xe đi đăng kiểm, làm phù hiệu ô tô, tài xế nên tìm hiểu các thông tin sau để làm thủ tục thuận lợi, tiết kiệm thời gian nhé!

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, các phương tiện giao thông vận tải phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Khi mang xe đi đăng kiểm, xin cấp phù hiệu, nếu xe đạt tiêu chuẩn thì sẽ được phép tham gia giao thông, còn nếu không đạt, chủ xe phải khắc phục các lỗi mà cơ quan kiểm định đánh giá là chưa đạt cho đến khi được công nhận đủ tiêu chuẩn thì mới được cấp phép sử dụng xe. Đáp ứng các quy định đăng kiểm ô tô, quy định gắn phù hiệu cũng là điều kiện bắt buộc mà các phương tiện phải đáp ứng trước khi kinh doanh vận tải.

Để việc đăng kiểm, làm phù hiệu ô tô diễn ra thuận lợi ngay từ đầu thì việc kiểm tra, sửa chữa phương tiện cũng như chuẩn bị các giấy tờ trước khi đi đăng kiểm, xin cấp phù hiệu xe là vô cùng cần thiết.

ĐĂNG KIỂM XE, LÀM PHÙ HIỆU Ô TÔ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT ĐIỀU NÀY

Để chủ động trong quá trình đăng kiểm và làm phù hiệu ô tô, bạn hãy lưu ý những điều sau đây nhé!

Lựa chọn thời gian đăng kiểm, xin cấp phù hiệu ô tô hợp lý

Một số trung tâm đăng kiểm, sở GTVT nơi cấp phù hiệu ô tô ghi nhận vào ngày đầu tuần, cuối tuần hoặc trước các kỳ nghỉ lễ, tết sẽ có lượng xe đăng kiểm, làm phù hiệu ô tô đông hơn ngày bình thường, Vì vậy để không phải mất thời gian chờ đợi, bạn hãy cố gắng thu xếp thời gian để đi vào các ngày trong tuần.

Hoặc bạn nên chủ động gọi điện đến các trung tâm đăng kiểm, sở GTVT nơi hỗ trợ cấp phù hiệu ô tô để đặt lịch hẹn, khi đó bạn có thể chủ động thời gian đến đúng giờ hẹn để nộp hồ sơ và kiểm tra xe mà không phải xếp hàng chờ đợi lâu. Khi gọi điện đặt lịch hẹn, bạn đừng quên hỏi tư vấn viên về các giấy tờ, thủ tục cần chuẩn bị để tránh phát sinh các tình huống ngoài dự kiến nhé!

Chuẩn bị kỹ giấy tờ đăng kiểm, xin cấp phù hiệu ô tô

Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô bao gồm: Tờ khai công an về đăng ký xe, giấy tờ gốc của xe (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường, đăng ký xe), cà số khung, số máy, tờ khai thuế trước bạ theo mẫu quy định, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (1 bản chính).

Đối với xe mới cải tạo cần giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo, đối với các xe nằm trong diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn (xe kinh doanh vận tải) phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan đến thiết bị định vị này.

Bạn nên chuẩn bị đủ các giấy tờ để việc đăng kiểm, làm phù hiệu ô tô diễn ra thuận lợiBạn nên chuẩn bị đủ các giấy tờ để việc đăng kiểm, làm phù hiệu ô tô diễn ra thuận lợi

Còn đối với quy định gắn phù hiệu theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì một bộ hồ sơ xin cấp phù hiệu ô tô phải có đủ các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định, bản sao công chứng Giấy đăng kiểm (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu), giấy đăng ký xe, hợp đồng thuê phương tiện/hợp đồng kinh doanh vận tải (nếu có), trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị định vị của xe làm thủ tục cấp phù hiệu, bản chính giấy giới thiệu công ty (nếu xin cấp phù hiệu ô tô cho xe của công ty), bản chính hoặc bản sao công chứng CMND/CCCD của người đi nộp hồ sơ.

Kiểm tra phương tiện, phần mềm giám sát hành trình thật kỹ trước khi đăng kiểm, xin cấp phù hiệu ô tô

Để được cấp phù hiệu ô tô để kinh doanh vận tải, bạn cần phải tiến hành đăng kiểm xe trước. Nghe có vẻ thủ tục đăng kiểm xe khá phức tạp, tuy nhiên các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc đều kiểm định theo quy trình chung gồm bao gồm 5 công đoạn và 56 hạng mục kiểm tra.

Kiểm tra, bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm, xin cấp phù hiệu ô tôKiểm tra, bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm, xin cấp phù hiệu ô tô

  • Lời khuyên trước khi mang xe đi đăng kiểm đó là:
  • Hãy lau sạch biển số xe, lau chùi bên ngoài để xe trông sạch sẽ, không cản trở công đoạn nhận dạng xe.
  • Lau sạch bên trong xe như dưới nắp ca pô, bộ phận lau kính, dầu phanh, số máy,...
  • Kiểm tra kỹ bánh xe xem có dấu hiệu bị lệch, mòn, “non hơi” không.
  • Kiểm tra các bộ phận ở thân xe như phanh tay, gạt nước, phun nước, còi xe, chốt cửa... hoạt động trơn tru, không hỏng hóc.
  • Hãy đảm bảo rằng tất cả các đèn báo đều sáng và không gặp bất thường nào.
  • Đặc biệt, lỗi mà các xe ô tô khi kiểm định thường mắc phải nhiều nhất chính tình trạng phanh không ăn, các chi tiết của phanh lỏng lẻo hay bị rạn nứt, hỏng hóc,... Vì vậy bạn cần bảo dưỡng thật tốt hệ thống này.
  • Một điều nữa bạn cần lưu ý đó là nếu xe bạn là xe kinh doanh vận tải, thuộc diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình thì bạn cần đảm bảo việc truy cập vào ứng dụng, web quản lý của thiết bị giám sát đều không gặp trở ngại gì.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình đăng kiểm, làm phù hiệu ô tô.

Để được tư vấn và hỗ trợ đăng kiểm, hỗ trợ cấp phù hiệu ô tô, bạn có thể liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng của BA GPS qua hotline: 19006464 nhé!

Tag: đăng kiểm ô tô, phù hiệu xe tải, phù hiệu ô tô, đăng kiểm xe, giám sát hành trình hợp chuẩn, thiết bị định vị hợp chuẩn, thiết bị định vị, Giám sát hành trình

Tin tức liên quan