TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ GPS ĐỐI VỚI Ô TÔ KINH DOANH VẬN TẢI
16/09/2021
Thiết bị định vị GPS quan trọng như thế nào đối với ô tô kinh doanh vận tải
Chấp hành quy định lắp đặt thiết bị định vị GPS cho ô tô kinh doanh vận tải
Tại Điều 14 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình (thiết bị định vị GPS); thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Kinh doanh vận tải hành khách là đối tượng bắt buộc phải lắp thiết bị định vị GPS
Thiết bị giám sát hành trình phải có tính năng liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet về máy tính của doanh nghiệp để lưu trữ theo quy định các thông tin tối thiểu về quá trình khai thác, vận hành của xe như: Thông tin về xe và lái xe, hành trình của xe, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng, đỗ xe; số lần và thời gian đóng, mở cửa xe; thời gian làm việc của lái xe.
Như vậy, các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công-ten-nơ, xe đầu kéo, sơ mi rơ-moóc, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Công dụng của thiết bị định vị GPS
Việc lắp đặt thiết bị định vị GPS là chấp hành theo quy định của nhà nước, là điều kiện cần có đối với phương tiện đăng ký kinh doanh vận tải.
Các cá nhân, đơn vị sử dụng thiết bị giám sát hành trình giúp quản lý giám sát được phương tiện, kịp thời nắm bắt giải quyết các vấn đề trong quá trình lưu thông. Chủ động quản lý sử dụng phương tiện từ đó tối ưu hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận kinh doanh.
Thiết bị giám sát hành trình với tính năng giám sát trực tuyến ưu việt
Việc quản lý ô tô bằng hộp đen GPS góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nhờ hệ thống cảnh báo về quá tốc độ, cảnh bảo thời gian lái xe liên tục và tổng thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe.
Chế tài xử phạt
Theo điểm a, Khoản 3, Điều 24, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Nghị định 100/2019 bổ sung mức xử phạt đối với vi phạm lắp đặt và sử dụng dữ liệu thiết bị GSHT. Tại điểm đ, khoản 6, điều 23 quy định: phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng,...
BA GPS - Đơn vị lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn số một Việt Nam
Như vậy, có thể nói thiết bị giám sát hành trình có tầm quan trọng rất lớn đối với phương tiện kinh doanh vận tải. Để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt thiết bị định vị GPS hợp chuẩn nhanh nhất trên 63 tỉnh thành, hãy liên hệ ngay hotline 1900 6464 của BA GPS nhé!