Tin tức - BA GPS

NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG PHANH Ô TÔ

02/07/2020

Khi sử dụng phanh ô tô cần lưu ý điều gì? Làm sao để khắc phục những vấn đề về phanh ô tô? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

Trong ô tô, mọi thành phần cấu tạo đều rất quan trọng, đặc biệt là phanh ô tô. Khi phanh ô tô không ăn hay bị trục trặc bạn sẽ không có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình trong lúc điều khiển xe vì điều này có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Vậy nên việc bảo dưỡng và bảo trì phanh ô tô là rất quan trọng. Có nhiều yếu tố liên quan đến phanh ô tô cần được khắc phục chứ không riêng gì việc thay má và thay dầu phanh. Vậy cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng phanh ô tô? Cùng BA GPS tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG PHANH Ô TÔ

Kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ và những điều cần lưu ý

Khi nào cần kiểm tra hệ thống phanh ô tô?

Khi nhắc đến độ an toàn của xe ô tô, thì tiêu chí về phanh ô tô luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó việc bảo dưỡng cũng như kiểm tra phanh ô tô là cần thiết và cần được kiểm tra định kì.

Phanh ô tô là bộ phận đảm bảo an toàn cho xePhanh ô tô là bộ phận đảm bảo an toàn cho xe

Cho dù có kiểm tra, bảo dưỡng phanh ô tô tốt tới đâu thì không phải lúc nào hệ thống phanh ô tô cũng có thể hoạt động bình thường, cho tới lúc kiểm tra để thay đúng lúc. Và cũng có những dấu hiệu rất nhỏ của phanh ô tô như phanh ô tô kêu, phanh ô tô không ăn mà nếu không để ý kỹ sẽ dẫn tới những hư hại cực kỳ nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của bạn. Những lỗi thường gặp của phanh ô tô đó là:

  • Xe bị rung, lệch hướng khi phanh
  • Phanh ô tô không ăn, phải đạp sát sàn
  • Phanh ô tô bị quá cứng, nặng,...
  • Phanh ô tô kêu, rít

Những lưu ý khi sử dụng phanh ô tô

Thường xuyên kiểm tra tổng thể phanh ô tô: Các tình huống ảnh hưởng tới phanh ô tô rất khó để kiểm soát hết được. Tất cả những dấu hiệu trên đã nêu đều là những dấu hiệu cho thấy phanh ô tô đang gặp vấn đề cần được sửa chữa hoặc thay mới. Ngoài những dấu hiệu kể trên khiến phanh ô tô không ăn, phanh ô tô kêu thì còn các nguyên nhân khác khiến chất lượng phanh giảm như lò xo gãy, guốc phanh không đồng tâm… khó phát hiện hơn nhưng để lâu có khả năng gây ra các vấn đề khác lớn hơn.

Thường xuyên kiểm tra tổng thể phanh ô tô để đảm bảo an toànThường xuyên kiểm tra tổng thể phanh ô tô để đảm bảo an toàn

Kiểm tra kĩ má phanh ô tô: Đây là một trong những chi tiết cần phải được kiểm tra thật kỹ lưỡng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người lái xe và những người xung quanh. Vì nếu má phanh ô tô mòn do thời gian sử dụng dài sẽ khiến hiệu năng vận hành giảm, áp suất phanh ô tô giảm, từ đó làm nóng đĩa phanh ô tô và cũng sẽ khiến đĩa phanh ô tô nhanh chóng mòn theo.

Những thói quen cần lưu ý để tránh gây hại phanh ô tô

Các vấn đề thường gặp ở hệ thống phanh ô tô là phanh ô tô không ăn, phanh bị bó, không nhả, phanh ô tô kêu, xe bị chệch hướng khi phanh,...

Thói quen phổ biến đầu tiên dễ gây hại cho phanh ô tô đó là nhiều chủ xe có thói quen về P, tắt máy rồi mới kéo phanh tay. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ và độ bền của bánh răng bên trong hộp số.

Một số thói quen xấu có thể gây hại cho phanh ô tôMột số thói quen xấu có thể gây hại cho phanh ô tô

Một thói quen phổ biến khách gây hại cho phanh ô tô đó là nhiều người có thói quen rà phanh ô tô khi đổ dốc hoặc xuống đèo. Điều này vô cùng nguy hiểm vì rà phanh ô tô có thể khiến phanh bị ma sát, sinh nhiệt lớn, có thể gây cháy hoặc cong vênh má phanh với phanh đĩa, dẫn đến tình trạng phanh ô tô không ăn hoặc mất phanh. Vì thế lái xe khi đổ đèo, xuống dốc nên tuân theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó” để giảm áp lực cho hệ thống phanh ô tô.

Ngoài ra còn một số thói quen khác mà nhiều tài xế mắc phải đó là không thay dầu phanh ô tô định kỳ khiến phanh mất tính trợ lực. Chủ xe cũng nên bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ để kịp thời phát hiện lỗi trên hệ thống phanh, tránh nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng.

Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bác tài trong quá trình sử dụng phanh ô tô! Đừng quên cập nhật những thông tin hữu ích khác tài website www.bagps.vn nhé!

Tag: kinh nghiệm cho bác tài, mẹo cho bác tài, kinh nghiệm lái xe

Tin tức liên quan