Tin tức - BA GPS

NHỮNG LƯU Ý KHI HOÁN CẢI, THAY ĐỔI CẤU TRÚC BỘ PHẬN Ô TÔ

13/07/2020

Bạn có biết thay đổi bộ phận ô tô không đúng quy định có thể bị phạt tiền? Những bộ phận nào không được phép cải tạo? Cùng BA GPS tìm hiểu nhé!

Hiện nay việc lắp ráp, cải tạo bộ phận ô tô, độ ô tô diễn ra khá phổ biến. Nhiều người muốn xe đẹp, độc, lạ hơn nên đã tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô mà không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải bộ phận ô tô nào cũng được hoán cải xe hay thay đổi cấu trúc ô tô. Hãy cùng BA GPS tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé!

NHỮNG LƯU Ý KHI HOÁN CẢI, THAY ĐỔI CẤU TRÚC BỘ PHẬN Ô TÔ

Những điều cần lưu ý khi thay đổi kết cấu bộ phận ô tô.

Quy định của nhà nước về việc thay đổi kết cấu các bộ phận ô tô.

Tại Khoản 2, Điều 55, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật bộ phận ô tô và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:

Việc sản xuất, lắp ráp, hoán cải xe, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu xe ô tô và các bộ phận ô tô, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thay đổi cấu trúc bộ phận ô tô phải theo quy địnhThay đổi cấu trúc bộ phận ô tô phải theo quy định

Việc cải tạo, độ ô tô có thể khiến xe gây mất an toàn khi di chuyển và ảnh hưởng đến chất lượng khí thải. Do vậy, nhiều chi tiết, bộ phận ô tô bị cấm thay đổi, thêm bớt với thiết kế của nhà sản xuất.

Những bộ phận ô tô không được phép cải tạo, thay đổi kết cấu xe ô tô

Một số bộ phận ô tô không được phép thay đổi vì có thể ảnh hưởng đến kết cấu xe ô tô như: hệ thống treo, hệ thống phanh (trừ xe sát hạch lắp thêm phanh phụ; cải tạo để cung cấp năng lượng phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc), hệ thống lái; lắp giường nằm loại hai tầng lên xe chở người; tăng kích thước khoang chở hành lý; thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe; thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới (trừ cải tạo thành xe chuyên dùng, đầu kéo); tăng chiều dài toàn bộ của xe; tạo tăng kích thước lòng thùng xe của xe tải, thể tích xi téc.

Một số bộ phận ô tô không được phép cải tạo, thay đổi cấu trúcMột số bộ phận ô tô không được phép cải tạo, thay đổi cấu trúc

Trong suốt quá trình sử dụng, mỗi xe cơ giới chỉ được hoán cải xe, thay đổi 1 trong 2 tổng thành chính là động cơ hoặc khung. Không được cải tạo quá 3 hệ thống bộ phận ô tô, tổng thành sau: buồng lái, thân hoặc thùng xe, khoang chở khách, truyền lực, chuyển động, treo, phanh, lái, nhiên liệu. Không sử dụng các hệ thống, tổng thành đã qua sử dụng trong thay đổi bộ phận ô tô

Thay đổi bộ phận ô tô bị phát hiện thì chủ phương tiện sẽ bị xử phạt.

Theo quy định tại điểm a khoản 9, điểm i khoản 14 và điểm b khoản 15 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô tự ý thay đổi các bộ phận ô tô như tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe.

Thay đổi bộ phận ô tô bị phát hiện thì chủ phương tiện sẽ phải chịu phạtThay đổi bộ phận ô tô bị phát hiện thì chủ phương tiện sẽ phải chịu phạt

Ngoài việc bị phạt tiền vì tự ý thay đổi bộ phận ô tô, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thay đổi bộ phận ô tô còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.

 

Tag: kinh nghiệm cho bác tài, mẹo cho bác tài, kinh nghiệm lái xe

Tin tức liên quan